Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Tư vấn về việc trích nộp và đóng phí công đoàn theo quy định của pháp luật

11/09/2020admin0Bình luận

Tư vấn về việc trích nộp và đóng phí công đoàn theo quy định của pháp luật

Hỏi:

Chào Luật sư. Công ty em thành lập Công Đoàn cơ sở từ tháng 7/ 2018. Tuy nhiên, do mới thành lập và công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nên sau khi đăng ký thành lập công đoàn, công ty cũng không có trích lập kinh phí công đoàn, không có hoạt động gì tại công đoàn cơ sở của công ty. Vậy công ty em có phải đóng kinh phí công đoàn cơ sở cho Công Đoàn Quận từ tháng 7/ 2018 đến nay không? Và công ty em có bị phạt không? Nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu? Tính từ thời điểm nào? Mức phí trích lập kinh phí công đoàn là bao nhiêu? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Hoàng. Sau khi nghiên cứu chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất về việc đóng kinh phí công đoàn từ khi thành lập cho tới nay quy định như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn 2012 quy định: “Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở”. Theo đó dù công ty bạn có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì công ty vẫn phải đóng phí công đoàn. Điều đó có nghĩa là công ty bạn phải đóng phí đoàn từ tháng 7/2018 cho đến nay.

Thứ hai, quy định về mức phạt khi chậm đóng kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Điều 24c Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Căn cứ vào điều luật trên cho thấy với trường hợp công ty bạn do chưa đóng phi đoàn tháng 7/ 2018 tới nay nên sẽ bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng và công ty bạn phải khắc phục hậu quả theo Khoản 3 Điều luật trên.

Thứ ba về mức trích lập kinh phí công đoàn

Theo Nghi định 191/2013/NĐ-CP quy định thì tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, cũng sẽ phải thực hiện nộp kinh phí công đoàn, mức nộp kinh phí là 2% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH.

.           Nếu Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

Đánh giá:

(5/5) - 3 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 2

Hôm nay: 278

Hôm qua: 328

Tất cả: 268793