Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định mới nhất 

12/09/2020admin0Bình luận

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định mới nhất 

Câu hỏi: 

Xin chào Luật sư ! Công ty tôi đã hoạt động trong lĩnh vực bán đồ chơi trẻ em được 5 năm và là công ty TNHH 2 thành viên  đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh sang các tỉnh lân cận, theo tôi tìm hiểu thì công ty tôi có thể thành lập địa điểm kinh doanh không hồ sơ cần những gì ? Mong luật sư tư vấn giúp !

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Hoàng. Sau khi nghiên cứu chúng tôi trả lời như sau:

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể được hoạt động tất cả các ngành nghề mà công ty kinh doanh. Từ ngày 10/10/2018, Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực cho phép doanh nghiệp lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính ngoài phạm vi tỉnh thành phố thay bằng quy định cũ chỉ được lập địa điểm kinh doanh trong phạm vi tỉnh thành phố. Như vậy doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ở các tỉnh thành phố khác nơi đặt trụ sở chính.

Ngoài ra địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng. Kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty, hạch toán phụ thuộc. Không được ký kết hợp đồng và không được xuất hóa đơn cho khách hàng.

Khi thành lập mới địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải cập nhật ngành nghề đăng ký kinh doanh quy định theo quyết định mới theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành nghề Việt Nam có hiệu lực ngày 20/08/2018. Sau đó doanh nghiệp mới tiến hành thủ tục lập địa điểm kinh doanh công ty. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ :

Sau khi dự kiến được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Công ty gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm: Mã số doanh nghiệp; Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở); Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh; Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh; Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-11 đính kèm Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT  Hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Bạn nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi bạn đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp có nhu cầu, bạn có thể đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu bạn vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

Đánh giá:

(5/5) - 8 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 8

Hôm nay: 23

Hôm qua: 426

Tất cả: 269802