Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật mới nhất

09/09/2020admin1Bình luận

THỦ TỤC PHÁ SẢN

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản => Nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản:

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Án phí: Danh mục lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hiện nay là 1,5 triệu đồng.

Thẩm quyền: Điều 8 Luật phá sản (tòa án nhân dân thành phố Hà nội) vì cty có vốn điều lệ hơn 100 tỷ, có khoản nợ nhà nước bảo đảm)

Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1,. Nội dung Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

null

2, Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong toàn bộ thời gian hoạt động;

- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp;

-  Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;

- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;

- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

=> Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn)

=> Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản

=> Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

=> Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

=> Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ khi không đảm bảo Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm)

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

    * Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt;

    * Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ…

         => Phục hồi doanh nghiệp; hoặc

         => Thủ tục thanh toán tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Phục hồi doanh nghiệp => Đình chỉ thủ tục phá sản hoặc Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

+ Thanh lý tài sản phá sản;

+ Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Nếu bạn vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

Đánh giá:

(5/5) - 16 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 3

Hôm nay: 57

Hôm qua: 426

Tất cả: 269836