Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định của pháp luật

05/08/2020admin0Bình luận

     Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định của pháp luật

     Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không công khai giúp Doanh nghiệp giữ bí mật được các thông tin tranh chấp có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì hai bên phải có thỏa thuận trọng tài và phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức cũng như nội dung. Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng chỉ vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

     1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật trọng tài thương mại số 54/2010/QH12. Các tranh chấp không nằm trong 03 loại sau:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

     2. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

     Thẩm quyền là quyền được thực hiện những hành vi pháp lý mà pháp luật giao cho một tổ chức hoặc một nhân viên nhà nước. Nói cách khác, thẩm quyền là quyền của một chủ thể nhất định, đó là khả năng mà pháp luật cho phép được thực hiện một công việc trong một lĩnh vực, một phạm vi nhất định. Như vậy, đối với thỏa thuận trọng tài cũng phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thường thì sẽ là người đại diện theo pháp luật của một công ty hoặc là người đại diện theo ủy quyền…Nếu thỏa thuận trọng tài được xác lập bởi người không có thẩm quyền thì sẽ là trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

     3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

Năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015 và được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, không có năng lực hành vi dân sự là trường hợp một người không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự như:

  • Mất năng lực hành vi dân sự: khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì.
  • Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi: là do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.
  • Hạn chế năng lực hành vi dân sự: khi người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì Tòa án có thể tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  1. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Luật trọng tài thương mại số 54/2010/QH12. Điều 16 Luật trọng tài quy định hình thức của trọng tài như sau:

- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

- Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

+ Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

+ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

     5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép cũng là các căn cứ tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu. Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Lừa dối, đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba trong quan hệ dân sự vi phạm nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự làm cho bên kia ký kết không đúng với ý chí của họ. Đây được xem là một trong các căn cứ để tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu

     6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài những tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Như vậy, thỏa thuận trọng tài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung, không được vi phạm điều cấm của pháp luật.

Nếu Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1900 088 826 để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

Đánh giá:

(5/5) - 16 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 3

Hôm nay: 126

Hôm qua: 328

Tất cả: 268641