Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch Covid19, Người lao động  được hưởng quyền lợi gì?

10/09/2020admin1Bình luận

Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch Covid19, Người lao động  được hưởng quyền lợi gì?

Dịch Covid-19 đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất, thậm chí là đóng cửa,…Trong đó, một số DN lựa chọn phương án chấm dứt hợp đồng với người lao động (NLĐ). Vậy, khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm?

Ngày 01/4/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 447/QĐ-TTg về công bố dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 05/NĐ-CP thì:

Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

...

2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do địch họa, dịch bệnh;

b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, DN có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là “HĐLĐ”) với NLĐ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Lúc này, để đơn phương chấm dứt HĐLĐ, DN phải chứng minh được việc đã thực hiện mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc, cắt giảm nhân sự,...Đồng thời, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, DN còn phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn báo trước cho NLĐ.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 thì:

"Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.[...]

Và căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 của Bộ Luật Lao động 2012:

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.[…]

Do đó, DN chỉ chi trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ nếu đáp ứng đủ điều kiện đã làm việc thường xuyên cho DN từ 12 tháng trở lên và bị nghỉ việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN, hợp tác xã theo Điều 44, 45 Bộ Luật Lao động 2012 .

Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ vì lý do kinh tế, ngoài nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản lợi ích hợp pháp theo hợp đồng lao động, DN còn có nghĩa vụ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ.

Lúc này, DN không phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn báo trước, nhưng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động để lập phương án sử dụng lao động. Sau đó, đưa ra văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với từng NLĐ.

Trong trường hợp DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ vì lý do dịch bệnh theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật Lao động 2012; thì, NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại DN.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu bạn vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 1900.088.826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

Đánh giá:

(5/5) - 10 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 8

Hôm nay: 478

Hôm qua: 342

Tất cả: 271757