Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Xin cấp giấy phép đầu tư

09/09/2020admin0Bình luận

THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

(GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ)

Trường hợp muốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành 2 thủ tục: Xin giấy phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư.

I. Các trường hợp phải xin cấp Giấy phép đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014:

“1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.”

Khoản 1 điều 23 Luật đầu tư 2014 quy đinh:

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

II. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Giấy phép đầu tư)

Căn cứ tại Điều 28 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP  Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014.

    1. Thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư của Sở kế hoạch và Đầu

 Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

+  Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

+  Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

    1. Thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

 Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

+  Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

+ Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    1. Thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư của Bộ kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

+ Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đòi hỏi các chủ thể thực hiện phải xây dựng dự án đầu tư, xác định rõ phạm vi địa điểm thực hiện dự án của mình. Thực tế, không ít cá nhân, tổ chức nhầm lẫn khi xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

III. Thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư

Với những dự án thuộc diện phải xin chủ trương đầu tư

Bước 1: Xin cấp chủ trương đầu tư

Áp dụng với những dự án lớn có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, xã hội.

Tùy theo quy mô của dự án, 3 cơ quan có thẩm quyền giải quyết bao gồm: Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh.

Và cũng tùy từng dự án, cũng như cơ quan cấp chủ trương đầu tư mà hồ sơ xin cấp chủ trương đầu tư khác nhau. Về cơ bản Hồ sơ xin cấp chủ trương bao gồm:

+ Đề xuất dự án đầu tư thể hiện quy mô, vốn, phương pháp huy động vốn, nhà đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư.

+ Báo cáo tài chính, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính

+ Bản sao chứng thực cá nhân, giấy ĐKKD (đối với tổ chức)

+ Đề xuất yêu cầu sử dụng đất, các tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với địa điểm kinh doanh.

+ Giải trình về sử dụng công nghệ, hợp đồng BCC nếu đầu tư dự án theo hợp đồng BCC.

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

Bước 2: Xin cấp giấy đăng ký đầu tư

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

+ Bản sao chứng thực cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập (đối với tổ chức)

+ Đề xuất dự án đầu tư

+ Bản sao một trong các tài liệu sau

  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Thời gian giải quyết: Khoảng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp

Nếu bạn vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

 

Đánh giá:

(5/5) - 5 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 2

Hôm nay: 47

Hôm qua: 145

Tất cả: 266697