Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Thủ tục đăng ký sáng chế tại nước ngoài

07/10/2020admin0Bình luận

Thủ tục đăng ký sáng chế tại nước ngoài

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi muốn đăng kí sáng chế ở nước ngoài nhưng không rõ thủ tục như thế nào. Kính mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Hoàng, với vấn đề của bạn, sau khi nghiên cứu chúng tôi xin trả lời như sau:

Một trong các cách thức đăng ký mà chủ sở hữu sáng chế có thể thực hiện là nộp đơn đăng ký sáng chế qua Hiệp ước hợp tác sáng chế (“PCT”) thông qua thủ tục sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn

Đơn quốc tế được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài bao gồm:

    • 03 bản Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng Tiếng Anh (bắt buộc phải theo mẫu);
    • 02 bản mô tả sáng chế bao gồm cả hình vẽ (nếu có);
    • 02 bản yêu cầu bảo hộ sáng chế;
    • Tài liệu khác liên quan (nếu có).
    • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.

Bước 2. Tiến hành tra cứu quốc tế

Ảnh minh họa

Cơ quan có thẩm quyền tra cứu quốc tế (“ISA”) – một trong những cơ quan sáng chế chính của thế giới nhận định các tài liệu sáng chế và tài liệu kỹ thuật đã được công bố có thể là ảnh hưởng tác động đến khả năng đăng ký sáng chế yêu cầu bảo hộ, và sau đó nhận định khả năng sáng chế bằng văn bản.

Xem thêm: >> Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

                  >> Nhượng quyền trà chanh 2020

                  >> Đăng ký bản quyền tác giả

                  >> Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ

Bước 3. Sau khi tiến hành tra cứu trong 18 tháng kể từ ngày đơn sáng chế được nộp, nội dung của đơn quốc tế sẽ được công bố với thế giới.

Bước 4. Sau khi kết thúc các giai đoạn nêu trên của đơn PCT, thông thường, khoảng 30 tháng kể từ ngày nộp đơn sớm nhất, người nộp đơn có thể tiếp tục việc yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế trước Cơ quan SHTT tại nước nộp đơn. Đến thời điểm này, đơn sáng chế yêu cầu bảo hộ sẽ được thẩm định theo luật Sở hữu trí tuệ, luật sáng chế và thực tế thẩm định của nước nhận đơn. Người nộp đơn sẽ được thông báo về kết quả về khả năng đăng ký sáng chế từ cơ quan Sở hữu trí tuệ của nước nộp đơn.

Ưu điểm của việc đăng ký sáng chế qua Hiệp ước hợp tác sáng chế:

  • Người nộp đơn có thể nộp đơn qua hệ thống PCT, trực tiếp hoặc trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn sáng chế đầu tiên đã nộp tại quốc gia thành viên của Công ước Paris, chỉ định tất cả các quốc gia muốn đăng ký trên cùng một tờ khai đơn, cùng một ngôn ngữ và đóng một loại phí.
  • Việc lựa chọn cách thứ 2 nêu trên, cụ thể là đơn PCT, sẽ giúp cho việc đăng ký sáng chế quốc tế trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn việc nộp đơn sáng chế trực tiếp với Cơ quan SHTT tại nước nộp đơn.
  • PCT là một hiệp ước với hơn 145 thành viên. PCT giúp cho sáng chế có thể được bảo hộ cùng một lúc tại nhiều quốc gia chỉ với việc nộp 1 đơn đăng ký sáng chế quốc tế thay bởi việc phải nộp nhiều đơn quốc gia riêng biệt với các cơ quan sáng chế từng quốc gia. Việc cấp bằng độc quyền sáng chế vẫn được thẩm định theo luật của từng quốc gia được chỉ định theo luật định của quốc gia đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

Đánh giá:

(5/5) - 6 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 6

Hôm nay: 198

Hôm qua: 254

Tất cả: 268385