Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

07/11/2020admin0Bình luận

Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn được gọi tắt là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể của hợp đồng BCC có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức nước ngoài,… Tuy nhiên khi thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BCC, do không thành lập tổ chức kinh tế nên nhà đầu tư nước ngoài muốn điều hành trực tiếp dự án thì được phép thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.

Thủ tục thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thực hiện theo các bước sau:

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1:  Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.

Bước 2:  Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố:

Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

Phòng chuyên môn thụ lý, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ (Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành/Thông báo về việc bổ sung hồ sơ/Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết).

Bước 4: Trả kết quả

Cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

null

2. Thành phần hồ sơ:

    1- Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành;

    2- Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;

    3- Bản sao Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;

    4- Bản sao hợp đồng BCC; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho Hợp đồng BCC (nếu có);

        + Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

        + Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

        + Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

        + Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

        + Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

        + Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

        + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

     5- Văn bản chứng minh quyền sử dụng địa điểm của nhà đầu tư (Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê địa điểm,….)

3. Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi nhà đầu tư nước ngoài dự kiến đặt văn phòng điều hành.

Sau khi kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trước thời hạn thì nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ thông báo cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

Xem thêm >>> Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Lưu ý: Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu, được mở tài khoản ngân hàng, tuyển dụng lao động và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người làm thủ tục phải mang các giấy tờ sau:

       - Giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả;

       - Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác.

      - Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ và nhận kết quả, thì người làm thủ tục phải xuất trình Giấy CMND hoặc hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và một trong các giấy tờ sau: (i) Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; (ii) Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP – ĐẦU TƯ MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

 

 

 

Đánh giá:

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 4

Hôm nay: 256

Hôm qua: 200

Tất cả: 262168