Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Quy định về thành lập công đoàn cơ sở theo luật hiện hành

05/08/2020admin0Bình luận

Quy định về thành lập công đoàn cơ sở theo luật hiện hành

Câu hỏi:

Chào Luật sư, Công ty tôi đang chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở. Vậy trình tự và hồ sơ bao gồm những giấy tờ nào? Mong Luật sư giải đáp giúp.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Hoàng. Sau khi nghiên cứu chúng tôi trả lời như sau:

1. Quy trình thành lập:

Bước 1: Căn cứ theo Luật Công đoàn 2012 khi doanh nghiệp có ý nguyện thành lập Công đoàn thì trước tiên, những người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.

Ban vận động đóng vai trò là một tập thể tiên phong; có trách nhiệm vận động, dẫn dắt và đứng ra chủ trì, thực hiện các công việc cụ thể cho đến khi bầu được Ban chấp hành của Công đoàn.

Bước 2: Những người lao động có ý nguyện gia nhập Công đoàn sẽ tự tập hợp lại và bầu ra trưởng Ban vận động. Trường hợp có 01 người lao động đã là đoàn viên Công đoàn thì người này có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng Ban vận động; nếu số đoàn viên Công đoàn nhiều hơn thì bầu trưởng Ban trong số đoàn viên đó.

(Ảnh minh họa)

Bước 3: Trong quá trình vận động, Ban vận động gửi Đơn xin tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam đến những người lao động để họ hoàn tất và thu thập lại làm cơ sở xem xét có đủ điều kiện để thành lập Công đoàn hay chưa.

Điều kiện để có thể thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Bước 4: Sau khi đáp ứng được điều kiện về số lượng như trên thì Ban vận động sẽ tiến hành bước tiếp theo là tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn để giải quyết các nội dung sau:

  1. Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập Công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn.
  2. Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn.
  3. Tuyên bố thành lập Công đoàn.
  4. Bầu Ban chấp hành Công
  5. Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn.

Vì, hoạt động của Công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

2. Hồ sơ thành lập công đoàn

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc Hội nghị, Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn tại doanh nghiệp, bao gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
  • Danh sách đoàn viên, kèm theo Đơn gia nhập Công đoàn của người lao động
  • Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn
  • Biên bản kiểm phiếu bầu cử Ban chấp hành Công đoàn, kèm theo lý lịch trích ngang của các thành viên Ban chấp hành.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ giải quyết việc công nhận hay không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Công đoàn cơ sở.

Nếu bạn vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

Đánh giá:

(5/5) - 12 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 3

Hôm nay: 81

Hôm qua: 328

Tất cả: 268596