Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Mức xử phạt khi điều khiểm xe máy chạy quá tốc dộ theo quy định của pháp luật

10/09/2020admin0Bình luận

Mức xử phạt khi điều khiểm xe máy chạy quá tốc dộ theo quy định của pháp luật

 

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư ! Ngày 12/08/2019 tôi có điều khiển xe máy tham gia giao thông và đi quá tốc độ 30km/giờ. Vậy tôi sẽ bị xử lý như thế nào, có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không? Và trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của tôi. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Hoàng. Sau khi nghiên cứu chúng tôi trả lời như sau:

Về mức xử phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ, Căn cứ điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe gắn máy có hành vi chạy xe quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt như sau:

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h”.

Như vậy, với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung  bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ- CP

Về trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo Điều 56 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

Trường hợp: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

 Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Trường hợp: Xử phạt hành chính phải lập thành biên bản 

Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính  

Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính

Bước 3: Ra quyết định xử phạt và giải trình: Thời hạn ra quyết định xử phạt thông thường là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Bước 6: Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

-Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

-Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định.

Ngoài ra trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiên và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người điều khiển phương tiện giao thông ký vào biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để đảm bảo việc xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm.

Nếu bạn vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT GIAO THÔNG MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

 

 

Đánh giá:

(5/5) - 5 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 2

Hôm nay: 165

Hôm qua: 230

Tất cả: 267814