Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động thì xử lý thế nào?

10/09/2020admin0Bình luận

Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động thì xử lý thế nào?

 

Câu hỏi:

Chào Luật sư, Tôi mới nghỉ việc ở công ty từ tháng 5/2019 đến  nay vẫn chưa thấy công ty xác nhận chốt sổ bảo hiểm và trả sổ cho tôi. Nhiều lần tôi đến công ty gặp hành chính nhân sự để yêu cầu trả sổ, nhưng đều nhận được câu trả lời là đang thực hiện thủ tục. Vậy thời hạn để doanh nghiệp trả sổ bảo hiểm cho người lao động đã nghỉ việc là bao lâu? Nếu không trả doanh nghiệp có bị xử lý gì không? Mong luật sư tư vấn giúp.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Hoàng. Sau khi nghiên cứu chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012 khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà doanh nghiệp đã giữ lại của người lao động. Trong đó, xác nhận sổ BHXH là việc ghi thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người tham gia.

Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 47, Bộ Luật lao động 2012 về thời hạn trả sổ BHXH cho người lao động như sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”

Như vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm xác nhận và trả lại sổ BHXH cho người lao động trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, việc chốt sổ BHXH phải được tiến hành ngay khi nghỉ việc.

Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể kéo dài thời hạn nêu trên nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

- Doanh nghiệp hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ Luật lao động 2012 hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ Luật lao động 2012.

Thứ hai, việc doanh nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì xử lý thế nào?

Trường hợp quá thời hạn nêu trên nhưng doanh nghiệp chưa hoặc không chốt sổ BHXH, người lao động cần khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đòi quyền lợi cho mình.

Khi có yêu cầu khiếu nại, bên thanh tra lao động sẽ tiến hành kiểm tra. Doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.

Nếu Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

 

 

Đánh giá:

(5/5) - 16 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 8

Hôm nay: 254

Hôm qua: 254

Tất cả: 268441