Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

Biện pháp xử lí khi nhãn hiệu đã được bảo hộ bị xâm phạm hoặc khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

06/10/2020admin0Bình luận

Biện pháp xử lí khi nhãn hiệu đã được bảo hộ bị xâm phạm hoặc khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, nhãn hiệu đã đăng kí bảo hộ của tôi có dấu hiệu bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm nhằm mục đích cạnh tranh thị trường. Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi biện pháp để ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm nhãn hiệu này ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Hoàng, với vấn đề của bạn, sau khi nghiên cứu chúng tôi xin trả lời như sau:

1.  Dấu hiệu nào bị coi là xâm phạm nhãn hiệu?

Hành vi mang yếu tố xâm phạm đến nhãn hiệu khi đáp ứng hai điều kiện:

- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó

+ Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc);

+ Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Ảnh minh họa

2. Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi bị coi là xâm phạm nhãn hiệu gồm:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

3. Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Trước hết, doanh nghiệp/ cá nhân có nhãn hiệu bị xâm phạm cần tiến hành thu thập các mẫu sản phẩm vi phạm trên thị trường, internet, các phương tiện thông tin đại chúng khác. Sau đó, cần tiến hành các bước giám định về vi pham sở hữu trí tuệ, liên hệ với Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ là cơ quan cung cấp chức năng giám định sở hữu trí tuệ. Hoạt động này không bắt buộc nhưng nó sẽ là bằng chứng thuyết phục để thực hiện các phương án ngăn chặn hiệu quả hơn. Với kết quả giám định là có hành vi xâm phạm nhãn hiệu, cần áp dụng một hoặc một số phương án ngăn chặn sau:

 Biện pháp 1: Quý khách có thể gửi thư khuyến cáo tới tổ chức/cá nhân vi phạm để thông báo về quyền sở hữu nhãn hiệu của mình và hành vi xâm phạm nhãn hiệu, đồng thời yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu, bao gồm việc:

+ Gắn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với bao bì của công ty P lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Lưu thông, chào bán, quảng cáo (trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng) để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn.

+ Trong vòng 60 ngày, đề nghị công ty T thu hồi lại toàn bộ sản phẩm đang được lưu thông trên thị trường cũng như dừng sản xuất, phân phối các sản phẩm có gắn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn.

+ Công ty T phải thiết kế lại nhãn hiệu để có sự khác biệt với nhãn hiệu của chúng tôi nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó.

 Biện pháp 2: Nếu như sau khi bên vi phạm nhận được thư khuyến cáo mà vẫn thực hiện hành vi xâm phạm, Quý khách  nên gửi đơn yêu cầu cơ quan chức năng của Việt Nam về sở hữu trí tuệ là Quản lý thị trường để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức/cá nhân vi phạm.

 Biện pháp 3: Khởi kiện dân sự, giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra tòa án diễn ra khi hai bên không thể thương lượng hòa giải, yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra. Tòa án sẽ giải quyết vụ án dân sự khi có yêu cầu của bên bị xâm phạm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Biện pháp 4: Yêu cầu các cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự để xét xử hành vi vi phạm của bên vi phạm.  Ngoài ra, quý khách sau khi ngăn chặn được hành vi vi phạm cần tiến hành rà soát thị trường để ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

Đánh giá:

(5/5) - 2 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 3

Hôm nay: 37

Hôm qua: 145

Tất cả: 266687