Luật Hoàng Minh
Luật Hoàng Minh

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

29/09/2020admin0Bình luận

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó, tổ chức tín dụng lập cam kết bảo lãnh với bên có quyền để hứa sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản trong hợp đồng thay cho khách hàng là bên có nghĩa vụ, nếu đến hạn mà người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền.

Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho doanh nghiệp B mua hàng hóa của doanh nghiệp C. Ở đây, ngân hàng A đóng vai trò bên bảo lãnh; doanh nghiệp B đóng vai trò là bên được bảo lãnh và doanh nghiệp C đóng vai trò là bên nhận bảo lãnh.

Về nguyên tắc, do tổ chức tín dụng bảo lãnh chỉ có khả năng thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được bảo lãnh bằng tài sản của mình chứ không phải bằng việc thực hiện công việc nhất định nên nghĩa vụ được bảo lãnh cũng phải có khả năng tính được thành tiền. Vì thế nếu khách hàng yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh cho công việc của họ phải thực hiện đối với bên có quyền mà bản thân công việc đó không thể trị giá được thành tiền thì do đó công việc này không thể là đối tượng bảo lãnh ngân hàng.  

Cam kết bảo lãnh:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh tại Thông tư 07/2015/TT-NHNN để thiết kế, in ấn và ban hành mẫu cam kết bảo lãnh phù hợp với từng hình thức bảo lãnh, loại hình bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về quy trình, trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, in ấn, phát hành và sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.

Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hình thức và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau:

a) Các quy định pháp luật áp dụng;

b) Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;

c) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;

d) Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;

đ) Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;

e) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;

g) Nghĩa vụ bảo lãnh;

h) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

i) Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

k) Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.

Ngoài các nội dung này, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy địnhm của pháp luật.

Việc gia hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh. Vì vậy, nếu việc gia hạn do hai bên thoả thuận trên cơ sở tự nguyện thì hoàn toàn có giá trị pháp lý khi phát sinh tranh chấp.

Các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, quý khách tham khảo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Nếu quý khách vẫn còn vướng mắc một trong những vấn đề nêu trên hãy gọi ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MIỄN PHÍ 1900 088 826  để các Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết.

(Trân trọng!) Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Hoàng.

 

 

 

Đánh giá:

(4.9/5) - 10 lượt đánh giá

Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?

DANH MỤC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 1

Hôm nay: 238

Hôm qua: 196

Tất cả: 266206